Chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa" diễn ra từ ngày 6 - 9/6 tại Hoàng Thành Thăng Long, do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức
Chương trình giúp người dân tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc Tết Đoan Ngọ của người xưa, đồng thời phát huy giá trị văn hóa Cung đình Thăng Long
Tái hiện các hoạt động phỏng dựng phong tục dân gian, cúng tế đất trời, lễ thiết triều và lễ ban quạt cung đình
Nghi lễ đặc sắc, chứa đựng ý nghĩa nhân văn về lòng biết ơn đối với tổ tiên và sự quan tâm đến bề tôi của nhà vua
Theo quan niệm dân gian, vào dịp tết Đoan Ngọ, mọi người cùng ăn trái cây, bánh gio, cơm rượu nếp, xương bồ… với mong muốn diệt hết “sâu bọ” trong người
Đối với người Việt, nhiều loại thực phẩm không chỉ để trừ bệnh tật, giải nhiệt, tiêu độc, mà còn là nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực
Phương Anh, một bạn trẻ tham quan không gian Tết Đoan Ngọ, cho biết: “Được trải nghiệm không khí Tết Đoan Ngọ em thấy rất thú vị. Em mong được học cách làm những món ăn của Tết Đoan Ngọ để mọi người trong gia đình cùng thưởng thức”.
Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết (áo xanh, bên phải) giao lưu, giới thiệu với thực khách những món ăn đặc trưng của Tết Đoan Ngọ.
Nghệ nhân Ánh Tuyết: “Đã là truyền thống, nếp cẩm, bánh gio, bánh nếp là những thức quan trọng trong Tết Đoan Ngọ để dâng cúng Tổ tiên. Chúng ta là người Việt, nhất là người trẻ thì cần phải gìn giữ và phát huy các nét đẹp truyền thống của ông cha ta để lại.”
Vải, mận,… là những thức quả đặc trưng của mùa hè, vị chua ngọt dịu, rất thích hợp để "giết sâu bọ".
Các món ăn hội tụ đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng, giúp bình vị, mang đến sự hài hòa cho cơ thể.
Trong nhịp sống hiện đại, Tết Đoan Ngọ với ý nghĩa "giết sâu bọ” vẫn sẽ là phong tục đẹp cần được thế hệ trẻ lưu giữ. Đây là hướng đi đúng, rất cần được tiếp tục gìn giữ, phát huy.
Minh Ngọc, Nguyễn Tân/VTC News